Tây Ninh: GRDP 6 tháng đầu năm tăng hơn 4% so cùng kỳ

486 lượt xem
Với sự nỗ lực của hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, tình hình kinh tế – xã hội của Tây Ninh đạt kết quả tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,07% so cùng kỳ.

Cuối tháng 6/2023, Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh tổ chức buổi họp báo công bố số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2023. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành tỉnh và các cơ quan báo chí trong và ngoài tỉnh.

Báo cáo tại cuộc họp, ông Nguyễn Đình Bửu Quang – Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh cho biết, những tháng đầu năm 2023, tình hình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, nhất là các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của hệ thống chính trị và các doanh nghiệp, quý II.2023, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh đạt kết quả tốt. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) 6 tháng đầu năm 2023 tăng 4,07% so cùng kỳ.

Trong đó, sản xuất nông nghiệp duy trì phát triển ổn định; hoạt động thương mại dịch vụ sôi động, sức mua tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 11,23%. Sản xuất công nghiệp có tín hiệu phục hồi tốt (chỉ số sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 4,3%). Chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, kết nối cung cầu lao động hỗ trợ người lao động tìm việc được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt kịp thời.

Tây Ninh vượt chỉ tiêu GRDP trong 6 tháng đầu năm 2023

Là tỉnh có lợi thế về thiên nhiên ưu đãi, Tây Ninh đặt định hướng đến năm 2030, du lịch sẽ ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp trên 10% GRDP, thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực khác. Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân từ 25%/năm.

Cụ thể, trong tầm nhìn đến năm 2030, địa phương sẽ tập trung mời gọi các nhà đầu tư tham gia đầu tư phát triển về du lịch, thương mại trên địa bàn tỉnh. Thành phố chú trọng việc xây dựng các khu, điểm du lịch phù hợp với tiềm năng, lợi thế của địa phương xã, phường, đặc biệt khai thác hiệu quả tiềm năng của các khu du lịch nổi tiếng như núi Bà Đen, Tòa Thánh…, kết nối hệ thống du lịch chung của thành phố, tạo ra sự đa dạng phong phú về sản phẩm du lịch nhằm thu hút du khách.

Đồng thời, địa phương cũng tập trung phát triển sản phẩm nông nghiệp, đặc sản địa phương: các loại trái cây như mãng cầu Bà Đen, dưa lưới, mật ong, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, xoài… phục vụ nhu cầu mua sắm, quà tặng của khách du lịch và phát triển mô hình homestay, farmstay tại địa phương. Khảo sát hình thành thí điểm các làng nông thị kết hợp với các dự án nông nghiệp chất lượng cao khu vực xung quanh dưới chân núi Bà.

Theo UBND thành phố Tây Ninh, nỗ lực thời gian tới đây của thành phố Tây Ninh sẽ liên kết với các địa phương khác, với doanh nghiệp lữ hành tổ chức các hoạt động trải nghiệm như vượt rừng, các loại hình thể thao như leo núi, dù lượn, chèo thuyền, các hoạt động trò chơi nhóm cho học sinh, sinh viên (teambuilding)… Hình thành các chương trình hoạt động trải nghiệm nông nghiệp như tham quan vườn cây ăn trái (mãng cầu, nho rừng…); tham quan các trang trại nông nghiệp, các cơ sở chế biến, kinh doanh gắn với các sản phẩm OCOP tại địa phương./.

>>> Làm cao tốc TP.HCM – Mộc Bài giai đoạn 1 đến cách cửa khẩu Mộc Bài 5km

Nguồn : Tạp chí Bất động sản

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN