Bất động sản đã bước vào chu trình “rã đông”?

10,995 lượt xem

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), khi các chính sách ngấm dần cộng thêm sự nỗ lực, đồng hành từ các phía, thị trường sẽ sẵn sàng bước vào chu trình “rã đông”. Tuy nhiên, chu trình này là “rã đông” tự nhiên, cần thời gian và sẽ diễn ra rất từ từ.

Bước vào chu trình “rã đông”

Thị trường bất động sản quý 1/2023 tiếp tục chứng kiến sự trầm lắng và nhà đầu tư vẫn đang trong tâm thế chờ đợi. Tuy nhiên, sau hàng loạt các giải pháp như nghị định 08/2023/NĐ-CP, nghị quyết 33/NQ-CP, thông tin sửa đổi, bổ sung Thông tư số  16/2021/TT-NHNN, động thái giảm lãi suất của các ngân hàng đang góp phần đẩy nhanh tiến trình đảo chiều của thị trường.

Đặc biệt, niềm tin về thị trường đã phần nào kéo lại được khi những ngày gần đây ghi nhận giao dịch trên thị trường. Theo chia sẻ của đại diện Dat Xanh Services: “Từ sau Tết âm lịch đến nay, thị trường đang bắt đầu có giao dịch trở lại, tuy chưa nhiều nhưng cũng là tín hiệu tích cực, động viên nhiều môi giới sau thời gian ngủ đông quá lâu. Ví dụ như Công ty BĐS Indochine thuộc Đất Xanh Miền Bắc – thành viên Dat Xanh Services, chỉ trong 10 ngày cuối tháng 3 đã chốt giao dịch thành công hơn 100 sản phẩm”.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), khi các chính sách ngấm dần cộng thêm sự nỗ lực, đồng hành từ các phía, thị trường sẽ sẵn sàng bước vào chu trình “rã đông”. Tuy nhiên, chu trình này là “rã đông” tự nhiên, cần thời gian và sẽ diễn ra rất từ từ.

Chủ tịch VARS cho rằng, thị trường chờ đợi động thái tháo gỡ nút thắt cuối cùng, cũng là nút thắt quan trọng nhất. Đó là điều chỉnh các quy định pháp luật, để có thể phê duyệt hàng ngàn dự án đầu tư, phát triển đang án binh bất động đợi luật mới.

Kỳ vọng tín hiệu tốt vào nửa cuối năm nay

Chia sẻ tại hội thảo mới đây, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản đánh giá, không ngay lập tức giống như chính sách tiền tệ, chính sách về bất động sản luôn luôn có độ trễ. Một chính sách hôm nay ra có thể phải 6 tháng sau mới có hiệu lực và sau đó tiếp tục cần thời gian để lan tỏa.

“Theo tôi, thị trường bất động sản phải có lên có xuống giống như đồ thị hình Sin. Nhiều dự báo thị trường sẽ tốt lên vào quý III hoặc quý IV nhưng tốt lên ở góc độ nào, mảng nào? Nhưng ở góc độ làm chính sách, Chính phủ và các bộ ngành phải làm cho thị trường phát triển và chắc chắn trong thời gian tới, thị trường bất động sản sẽ khác. Cụ thể là vào thời điểm cuối năm 2023 sẽ có những yếu tố tích cực liên quan đến dòng vốn giải ngân đầu tư công, phát triển nhà ở xã hội, tháo gỡ vướng mắc pháp lý”, vị này nhận định.

TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và quản lý Trung ương đưa ra dự báo rằng: “Nếu có ánh sáng lóe lên và tích cực hơn một chút đối với thị trường bất động sản thì đâu đó sẽ rơi vào nửa cuối năm 2023”.

Lý do thứ nhất là thị trường còn phục thuộc vào bối cảnh bên ngoài là kinh tế thế giới, áp lực lạm phát, tỷ giá và lãi suất có giảm bớt không,… Lý do thứ hai là thị trường phụ thuộc vào nỗ lực trong nước khi mà trong 6 tháng đầu năm nay, Chính phủ sẽ tập trung vào xử lý những vấn đề liên quan đến tài chính tiền tệ và bất động sản.

“Hiện nay, áp lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ đã đỡ hơn nhưng bất động sản mới đang được đặt lên bàn để có những quyết sách, và việc triển khai trên thực tế sẽ chậm hơn. Hy vọng, trong quý II này, tín hiệu tốt hơn của bất động sản bắt đầu xuất hiện”, ông Thành nói.

>>> Giao dịch bất động sản qua sàn: Cần nhưng đừng buộc

Nguồn : Nhịp sống thị trường

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN