Tây Ninh: Đưa ra 9 khuyến nghị quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội

301 lượt xem

Trên cơ sở phân tích của nhóm nghiên cứu độc lập về đánh giá kinh tế – xã hội, tỉnh Tây Ninh đã đưa ra 9 khuyến nghị quan trọng, định hướng về chính sách để khai thác tối ưu tiềm năng lợi thế sẵn có. Tây Ninh sẽ lấy những khuyến nghị đó làm cơ sở để định hướng phát triển kinh tế – xã hội tại khu vực Đông Nam Bộ.

Tây Ninh: Đưa ra 9 khuyến nghị quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Ông Nguyễn Thành Tâm – Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh đánh giá cao những nghiên cứu của nhóm nghiên cứu độc lập đến từ trường Đại học Kinh tế – Luật

Công bố mới đây của nhóm tư vấn độc lập từ trường Đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) về nghiên cứu đánh giá kinh tế – xã hội giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội XI Đảng bộ tỉnh Tây Ninh; theo báo cáo phân tích của nhóm tư vấn, nền kinh tế tỉnh Tây Ninh đặt trụ lực vào lĩnh vực công nghiệp, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo là nhóm ngành đóng vai trò động lực dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trong tỉnh. Tuy nhiên, nhóm ngành này hiện vẫn đang trên đà phục hồi chậm và chưa trở lại đà tăng trưởng cao như giai đoạn trước. Bên cạnh đó, nhóm nông nghiệp của tỉnh này cũng không có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong giai đoạn 2018 – 2022, các sản phẩm nông nghiệp của tỉnh tham gia chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp vẫn chưa đa dạng.

Du lịch tâm linh được xem là trụ cột chính trong ngành Du lịch, tuy nhiên sản phẩm du lịch hiện hữu tại Tây Ninh còn thiếu tính đa dạng dẫn đến thời gian lưu trú của du khách không được kéo dài, chưa có kết nối các tuyến điểm du lịch trong và ngoài khu vực. Tây Ninh đang đứng trước thách thức về đào tạo lao động tại địa phương nhưng sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nguồn lao động trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GRDP (theo giá so sánh năm 2010) của tỉnh Tây Ninh, năm 2019 đạt 9,32%, cao hơn tỉnh Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhưng thấp hơn hai tỉnh Bình Phước và Bình Dương. Đến năm 2022, tỉnh Tây Ninh có tốc độ tăng trưởng GRDP một cách nhanh chóng (9,21%), đạt vị thế dẫn đầu so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, đến năm 2023, quy mô GRDP của Tây Ninh vẫn rất thấp so với các tỉnh trong khu vực Đông Nam Bộ.

Sau báo cáo của nhóm nghiên cứu đã có nhiều lượt trao đổi, thảo luận của lãnh đạo các Sở, ban, ngành của tỉnh. Qua các phân tích cho thấy, khu vực dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu và là 1 trong 2 trụ cột đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, tiềm năng của lĩnh vực dịch vụ vẫn chưa được Tây Ninh khai thác đúng mức như mới chỉ khai thác ở các ngành nghề yêu cầu kỹ năng thấp, chưa có sự sáng tạo mang tính “đổi mới sáng tạo toàn cầu”, cho năng suất cao hơn.

Tây Ninh: Đưa ra 9 khuyến nghị quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Tỉnh Tây Ninh vận dụng tiềm năng du lịch thành lợi thế để phát triển kinh tế – xã hội.

Nhóm nghiên cứu đã đề xuất 9 khuyến nghị, được chia làm hai cấp độ như khuyến nghị mang tính định hướng và các giải pháp cụ thể; khuyến nghị mang tính tham khảo để điều chỉnh, bổ sung vào chương trình hành động của từng đơn vị và từng lĩnh vực.

9 khuyến nghị đó là: Chuyển dịch trọng tâm thu hút đầu tư tại Tây Ninh; ưu tiên cải thiện chất lượng lao động; tạo tiền đề đón triển vọng từ DPPA (cơ chế mua bán điện trực tiếp) và quy hoạch điện VIII; hỗ trợ thực hiện bảo hộ nhãn hiệu đặc sản bản địa ở phạm vi quốc tế và tại thị trường Việt Nam; đẩy nhanh tiến độ quy hoạch; khuyến khích thay thế chương trình truy suất nguồn gốc Kipus cho nhà sản xuất; bổ sung cơ sở dữ liệu phục vụ công tác điều hành; rà soát và điều chỉnh bộ tiêu chí được hưởng gói kích cầu đầu tư nông nghiệp theo hướng mở và bổ sung tiêu chí giám sát hiệu quả gói kích cầu; ưu tiên nguồn lực để kiến tạo Vườn Quốc gia Lò gò – Xa Mát trở thành điểm đến du lịch mới nổi của Việt Nam và Campuchia.

Theo ông Nguyễn Thành Tâm – Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh: Những khuyến nghị của nhóm nghiên cứu sẽ là kênh thông tin quan trọng để lãnh đạo tỉnh, các Sở, ban, ngành và các huyện, thị xã, thành phố tập trung nhận định những tồn tại, xác định nhiệm vụ trọng tâm và khẩn trương thực hiện đúng mục tiêu, đưa kinh tế – xã hội phát triển.

>>> Thị xã Trảng Bàng: Hướng đến trở thành thành phố trực thuộc tỉnh trong thời gian nhanh nhất

Nguồn : Báo xây dựng

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN