Sau Tết Nguyên đán Quý Mão, sốt đất liệu có xảy ra như kịch bản một năm trước?

387 lượt xem

Không ít nhà đầu tư “ôm hàng” đang mong ước sẽ có cơn sốt đất nền cục bộ xảy ra sau Tết Nguyên đán như mọi năm. Thế nhưng, có lẽ đó là kịch bản khó xảy ra trong năm Quý Mão khi thị trường đang trong bối cảnh trầm lắng.

Sốt đất: “Món ăn quen thuộc” sau Tết Nguyên đán

Kể từ thời điểm thị trường bất động sản bước vào giai đoạn tăng trưởng nóng, sốt đất dường như đã trở thành “món ăn quen thuộc” sau Tết Nguyên đán. Những chuyến “săn hàng” đầu năm, những nhà đầu tư bán hàng để “lấy lộc”, đồng thời tranh thủ kiếm lời trong cơn sóng sốt đất ập đến, diễn ra đầy sôi nổi và tấp nập.

Còn nhớ, ngay ở thời điểm khi Covid-19 xuất hiện, năm 2021, “sốt đất” còn trở thành từ khoá chiếm sóng thị trường ngay thời điểm sau Tết Nguyên đán. Mức giá tăng 50-150% cục bộ tại nhiều địa phương là kịch bản đã xảy ra mà trước đó chưa từng được dự báo. Bởi đó thời điểm, dịch bệnh được ví như một biến số đầy khó lường, khiến giới chuyên gia, nhà đầu tư rất thận trọng khi đưa ra dự báo. Thế nhưng, cơn sốt đất đã bùng phát.

Điển hình như tại Hải Dương, giá đất tăng đột biến. Nhà đầu tư “săn” tìm đất đấu giá, sẵn sàng “lướt cọc” để kiếm lời. Một số tỉnh khác như vùng ven Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Phú Thọ, Cần Thơ cũng không nằm ngoài cơn sốt đất.

Sau Tết Nguyên đán Quý Mão, sốt đất liệu có xảy ra như kịch bản một năm trước? - Ảnh 1.

Cơn sốt đất cục bộ từng bùng nổ mạnh mẽ ở các tỉnh lân cận Hà Nội. (Ảnh: Việt Khoa)

Hay như ở Bình Phước, thông tin dự án sân bay lưỡng dụng tại Hớn Quản xuất hiện, giá đất tại một số khu vực tăng gấp 3, thậm chí có thời điểm tăng hơn 5 lần tại các xã An Khương, An Phú, Đồng Nơ, Minh Tâm rộn ràng với thông tin giá đất nông nghiệp tăng mạnh.

Một thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, giá đất ở nhiều nơi tăng đến mức chóng mặt, trung bình tăng 10% sau một tháng, thậm chí một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng.

Sau Tết Nguyên đán 2022, cơn sốt đất lại tiếp tục quay trở lại dù không còn diễn ra với mức độ lan rộng như thời điểm 2021. Giai đoạn này vẫn ghi nhận giá đất ở một số địa phương như Hà Nội, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Lâm Đồng, Bình Phước, TP HCM,… liên tục tăng mạnh, có nơi gấp 3 – 5 lần, thậm chí đến 10 lần. Thông tin khảo sát, lập quy hoạch dự án, đã khiến nhiều đầu cơ, môi giới đổ bộ về và đẩy giá đất lên cao. Tuy nhiên, cơn sốt đất này “đến nhanh và đi nhanh”.

Lý giải của các cơn sốt đất sau Tết Nguyên đán giai đoạn 2021-2022, giới quan sát cho rằng, tâm lý của các nhà đầu tư rở nên lạc quan khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát. Việc công bố thông tin quy hoạch chưa rõ ràng từ chính quyền sở tại đã vô tình trở thành “tin tốt” để đội ngũ môi giới và cò mồi đẩy giá bất động sản lên. Thêm nữa, lo ngại về sự biến động của nền kinh tế khiến dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản, coi đây là kênh tích trữ tiền an toàn.

Cơn sốt đất liệu có xảy ra sau Tết Nguyên đán Quý Mão?

Sau Tết Nguyên đán Quý Mão, một kịch bản “sốt đất” xảy ra không nằm trong dự báo của giới đầu tư. Theo ông Lưu Ngọc Long, Chủ tịch Trường An Group cho rằng, năm 2023, khó xảy ra cơn sốt đất cục bộ. Trái lại, thị trường vẫn còn nhiều khó khăn khi dòng tiền đổ vào vẫn chật vật. Thậm chí 2023 có thể sẽ xảy ra diễn biến bán tháo của một số nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Tâm lý e ngại về bức tranh kinh tế khó khăn cũng khiến cho tâm lý của nhà đầu tư dè chừng và đầy thận trọng. Cũng như tâm lý FOMO, sẵn sàng bỏ tiền ra mua khi giá bất động sản tăng thì khi thị trường đi xuống, ngay cả mức giá dần hạ, người mua cũng e dè.

Đồng quan điểm đó, ông Phan Việt Hoàng, Phó Tổng thư ký Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho rằng, với bối cảnh như hiện tại, cơn sốt đất xảy ra như trước sẽ không thể bùng nổ trong năm 2023. Theo ông Hoàng, sang năm 2023, khi ngân hàng có room tín dụng mới thì thị trường bất động sản mới có thêm các giao dịch từ những người mua nhà ở thực.

Song, lượng giao dịch sẽ không bùng nổ để tạo ra những “cơn sốt” như đã từng xảy ra vì sau những cuộc đua huy động vốn thì lãi suất cho vay mua nhà cũng tăng lên đáng kể”. Một điểm khó khăn nữa mà ông Hoàng chỉ ra rằng, đó chính là tình trạng pháp lý và tài chính nếu tiếp tục nghẽn, sẽ khiến bức tranh thị trường thêm khó khăn. Và ngay cả khi được gỡ vướng thì thị trường cần khoảng thời gian để phục hồi và lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

>>> Điều chỉnh chính sách linh hoạt để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản

Nguồn : Nhịp sống thị trường

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN