Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Tây Ninh đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 bao gồm TP Tây Ninh, TX Hòa Thành, TX Trảng Bàng và 6 huyện :Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu.
Tây Ninh sẽ được chia thành 3 vùng phát triển du lịch lớn gồm:
– Vùng du lịch bản địa – miệt vườn phía Nam:
+ Phạm vi: nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh, bao gồm thị xã Trảng Bàng, phía Nam của huyện Gò Dầu (xã Thanh Phước), và phía Nam của huyện Bến Cầu (xã An Thạnh.)
+ Định hướng phát triển: Du lịch sinh thái, miệt vườn, với các sản phẩm du lịch chính bao gồm du lịch ẩm thực, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái.
+ Khu du lịch trọng điểm: Cụm làng nghề tại thị xã Trảng Bàng: làng nghề muối ớt tôm tại Trảng Bàng, làng nghề bánh tráng phơi sương tại huyện Lộc Du, nghề chằm nón lá tại huyện An Hòa, nghề rèn Lộc Trác tại huyện Gia Lộc Với khoảng cách trên dưới 2km giữa các điểm, định hướng tạo dụng một cụm làng nghề với cơ sở đón khách, giới thiệu sản phẩm, tổ chức tour gồm:
- Cụm du lịch trải nghiệm miệt vườn, hái quả, thưởng thức sản phẩm địa phương, du lịch nghỉ dưỡng trong thiên nhiên: vườn trái cây Trảng Bàng, vườn trái cây Tám Hòa Bàu Đồn, Thủy Hoa Viên.
- Cụm du lịch sông nước kênh rạch: phát triển dịch vụ du thuyền và thể thao sông nước để khám phá sông Vàm Cỏ và các kênh rạch ở Tây Ninh
– Vùng du lịch tâm linh, văn hóa, sinh thái Trung tâm
+ Phạm vi: bao gồm thành phố Tây Ninh, huyện Hòa Thành, về phía Bắc đến hồ Dầu Tiếng tại huyện Dương Minh Châu.
+ Định hướng phát triển: Phát triển du lịch văn hóa, đô thị, tận dụng thành phố Tây Ninh tiềm năng phát triển đô thị lớn, kết hợp với Núi Bà Đen và các địa điểm du lịch lân cận, kéo dài đến hồ Dầu Tiếng.
Các sản phẩm du lịch chính tại vùng này sẽ là du lịch gắn với lễ hội và tín ngưỡng, du lịch gắn với thương mại, dịch vụ, du lịch vui chơi giải trí, du lịch gắn liền với du lịch chữa bệnh.
+ Khu du lịch trọng điểm:
- Cụm du lịch văn hóa – lịch sử đô thị: các làng nghề ở phía Nam thành phố Tây Ninh – Nghề làm mây tre nứa ở Long Thành Trung, nghề đan cần xé ở Long Thành Nam, chợ Long Hoa tại Hòa Thành – và liên kết sang Chùa Thiền Lâm ở thị xã Hòa Thành, kết hợp với tham quan tòa thánh Tây Ninh. Với khoảng cách trên dưới 2km, là khoảng cách lí tưởng để kiến tạo các chương trình, trải nghiệm tham quan đô thị, kết hợp với việc tổ chức phố đi bộ, chợ đêm, đồng thời phát triển cảnh quan phố phường đô thị, qua việc trang trí phố phường, tạo dựng điểm nhấn qua hệ thống đèn đô thị, nghệ thuật đường phố.
- Cụm du lịch sinh thái – tâm linh Núi Bà – Ma Thiên Lãnh – Long Điền Sơn, với các sản phẩm du lịch tâm linh dịch vụ. Với khoảng cách khá gần nhau, đây là một cụm du lịch chất lượng cao, đã có sự đầu tư lớn, có thể kết hợp với các mô hình du lịch nghỉ dưỡng chữa lành, ăn chay.
- Cụm du lịch sinh thái Hồ Dầu Tiếng, với các sản phẩm sinh thái, nghỉ dưỡng, cắm trại, phục vụ cho gia đình và giới trẻ.
– Vùng du lịch lịch sử, sinh thái phía Bắc
+ Phạm vi: Nằm ở khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia gồm cửa khẩu Xa Mát, vườn Quốc Gia Lò Gò – Xa Mát và các di tích lịch sử đặc biệt là Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
+ Định hướng phát triển: Phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với các di tích lích sử, du lịch mạo hiểm và các hoạt động dã ngoại.
+ Khu du lịch trọng điểm:
- Hoạt động giải trí, thể thao, ngắm cảnh dọc sông Vàm Cỏ
- Rừng Quốc gia Lò Gò – Xa Mát: Nằm ở vị trí khá xa các tuyến du lịch hiện đang thu hút khách, do đó định hướng phát triển các hoạt động đặc trưng như thám hiểm, vượt rừng, thể thao mạo hiểm, hướng đến giới trẻ và hoạt động ngoại khóa cho các trường học tại các tỉnh lân cận.
- Khu di tích Căn cứ Trung Ương Cục Miền Nam: là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt của tỉnh, tuy nhiên chưa đạt được lượng khách du lịch như kỳ vọng, do đó cần tăng cường kết nối đến các điểm du lịch khác.
Các vùng du lịch sẽ được liên kết bởi 2 trục sinh thái, dọc theo 2 dòng sông lớn là sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, cụ thể:
+ Trục sinh thái – đô thị sông Sài Gòn, kết nối lên Hồ Dầu Tiếng, đi ven các TX Trảng Bàng và Dương Minh Châu. Kiến tạo các sản phẩm du lịch dịch vụ, thương mại, tận dụng vị trí cạnh Bình Dương, kết hợp với việc tạo điểm đến tại hồ Dầu Tiếng. Các sản phẩm du lịch chính ở đây sẽ là du lịch dịch vụ, sinh thái, vui chơi giải trí, kết hợp với du sông.
+ Trục sinh thái – trải nghiệm sông Vàm Cỏ Đông, kết nối lên biên giới Campuchia và Rừng quốc gia Lò Gò Xa Mát, đi qua các huyện Châu Thành – Bến Cầu – Gò Dầu – Trảng Bàng: trải nghiệm văn hóa bản địa (ẩm thực, trái cây, đời sống sông nước giống khu vực ĐBSCL), du lịch sinh thái (có các khu vực bảo tồn chim hoang dã).
Tổng hợp bởi Địa Ốc Kim Anh
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email: