Tây Ninh đẩy mạnh kết nối giao thông liên vùng, thu hút các nhà đầu tư

523 lượt xem

Các dự án giao thông kết nối vùng, các cảng biển và các cửa khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư đến khai thác tiềm năng của Tây Ninh.

Tỉnh Tây Ninh xác định hệ thống hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Nhiều năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, tạo thuận lợi kết nối liên tỉnh, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương nói riêng và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Hiện trạng hạ tầng giao thông kết nối

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh Đặng Hoàng Chương cho biết tỉnh Tây Ninh nằm ở vị trí địa lý quan trọng là cửa ngõ biên giới của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đây là nơi giao nhau của hai hành lang vận tải Tây Nguyên-Đồng bằng Sông Cửu Long và Campuchia-Thành phố Hồ Chí Minh-Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và cũng là cửa ngõ gần nhất kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với thủ đô Phnompenh, Campuchia.

Tuy nhiên, trong nhiều năm, hạ tầng giao thông kết nối Tây Ninh với các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn ít, có quy mô nhỏ, nhất là kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh gần như chỉ có tuyến Quốc lộ 22 (ngã tư An Sương đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài) dài 59km, với quy mô đường cấp 2, mặt đường rộng từ 16-18m thời gian qua cũng đã xuống cấp và quá tải.

Bên cạnh đó, địa hình của tỉnh Tây Ninh có đặc trưng là bị chia cắt bởi hai tuyến sông và hồ Dầu Tiếng, do vậy để kết nối phần chia cắt với các tỉnh lân cận cần có nguồn lực lớn để đầu tư các công trình cầu kết nối hai bờ.

Theo Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh, giai đoạn 2016-2022, tỉnh Tây Ninh đã triển khai 38 dự án với tổng vốn đầu tư gần 6.000 tỷ đồng; trong đó, tổng vốn đầu tư từ ngân sách địa phương khoảng 4.147 tỷ đồng, ngân sách Trung ương hỗ trợ khoảng 1.826 tỷ đồng.

Đồng thời, theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ và Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã mở ra cơ hội liên kết cho tỉnh Tây Ninh với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gồm các tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài, cao tốc Gò Dầu-Xa Mát, cao tốc Bắc-Nam phía Tây (đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành-Đức Hòa).

Ngoài hai tuyến quốc lộ đang được khai thác dài 132km, đường Xuyên Á (Quốc lộ 22) và Quốc lộ 22B, quy hoạch bổ sung thêm ba tuyến Quốc lộ 14C, 22C và 56B, đã nâng tổng chiều dài quốc lộ trên địa bàn tỉnh là khoảng 478km (tăng 346km).

Đối với đường thủy nội địa, tỉnh Tây Ninh có hai tuyến vận tải thủy theo hai sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông. Trên tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Bến Súc-Bến Củi (sông Sài Gòn) hiện đang đầu tư Trung tâm Logistics, cảng cạn và cảng tổng hợp Tây Ninh (xã Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng).

Còn sông Vàm Cỏ Đông có tuyến Thành phố Hồ Chí Minh-Bến Kéo-biên giới Campuchia, dài 184,8km, hiện có 4 cảng thủy nội địa đang khai thác, gồm Cảng Bến Kéo (cảng hàng hóa), cảng Thanh Phước (cảng hàng hóa), cảng xăng dầu LPG (cảng chuyên dùng), cảng Ximăng Fico (cảng chuyên dùng).

Với cơ sở thực tế trên đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch số 1465/KH-UBND, ngày 18/5/2023 thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy, theo đó tỉnh đề ra nhiều nhiệm vụ về phát triển hạ tầng giao thông, nhất là chú trọng đầu tư các công trình trọng điểm về giao thông để thúc đẩy kinh tế vùng.

Tay Ninh day manh ket noi giao thong lien vung, thu hut cac nha dau tu hinh anh 2
Tây Ninh đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông giao thông để thúc đẩy kinh tế vùng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh Nguyễn Thành Tâm, tỉnh đang có bất lợi về kết nối giao thông với các tỉnh, thành trong vùng, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy các dự án giao thông kết nối vùng, các cảng biển và các cửa khẩu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho Tây Ninh có thể thu hút các nhà đầu tư đến khai thác các tiềm năng của địa phương.

Thúc đẩy liên kết vùng

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thành Tâm nhấn mạnh những dự án kết nối vùng có tính chất quyết định thay đổi điều kiện, môi trường đầu tư của Tây Ninh nên tỉnh đặc biệt quan tâm, tích cực phối hợp với Hội đồng Điều phối vùng Đông Nam Bộ và các địa phương trong vùng.

Từ đó, giúp cụ thể hóa các chương trình cũng như dự án giao thông trọng điểm kết nối, giải quyết tốt những “điểm nghẽn” để Tây Ninh phát triển hơn.

Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tây Ninh Đặng Hoàng Chương cho biết trong giai đoạn hiện nay, Sở phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh, các Bộ, ngành Trung ương lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để sớm phê duyệt chủ trương cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài cũng như đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành-Đức Hòa; chủ trương đầu tư trong năm 2023 và khởi công năm 2025, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 2027 cùng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và cao tốc Phnompenh-Bavet (thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng, giáp cửa khẩu Mộc Bài, kết nối với đường cao tốc Mộc Bài-Thành phố Hồ Chí Minh).

Tay Ninh day manh ket noi giao thong lien vung, thu hut cac nha dau tu hinh anh 3
Cửa khẩu quốc tế Xa Mát là nơi giao thương hàng hóa giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.

Đối với các cảng hướng dọc sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn, hiện tỉnh đã kêu gọi đầu tư và nhà đầu tư đang triển khai các bước tiến hành đầu tư, như cảng Hưng Thuận ở thị xã Trảng Bàng, cảng Thanh Phước trên sông Vàm Cỏ Đông, cảng cạn Mộc Bài.

“Khi hạ tầng giao thông cùng hệ thống cảng logistics hình thành, đầu tiên sẽ giúp doanh thu du lịch địa phương ngày càng tăng, hướng đến năm 2030 ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Song song đó, chi phí vận chuyển cũng giảm, góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa. Đồng thời, mở rộng không gian phát triển hình thành các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, từ đó phát triển đô thị dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như đảm bảo quốc phòng an ninh,” ông Đặng Hoàng Chương nhận định.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh, nằm trong chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội giữa các tỉnh, thành trong vùng, tỉnh Tây Ninh đang từng bước thực hiện chiến lược kết nối và phát triển Bình Dương-Tây Ninh.

Cụ thể, đầu tư tuyến đường sắt Bàu Bàng (Bình Dương)-Mộc Bài (Tây Ninh) với chiều dài khoảng 57km, tuyến đường công nghiệp Bình Dương-Tây Ninh với chiều dài khoảng 22km, Khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ Bến Củi và Khu công nghiệp-đô thị-dịch vụ Thạnh Đức.

Bên cạnh đó, tỉnh Tây Ninh và Long An sẽ thực hiện các tuyến giao thông quan trọng như dự án đường và cầu kết nối Tây Ninh-Long An sẽ được hai tỉnh triển khai với quy mô tiêu chuẩn đường cấp 3, 4 đồng bằng, tổng mức đầu tư hơn 550 tỷ đồng, mở ra tuyến kết nối từ Long An đến cửa khẩu Mộc Bài-Tây Ninh, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa, tạo điều kiện kết nối người dân hai bên bờ sông Vàm Cỏ Đông.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh cũng đã ban hành quyết định phê duyệt Đề án Phát triển, nâng cao năng lực vận tải đường thủy nội địa gắn với phát triển hệ thống cảng đường sông-dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp đột phá chiến lược đã đề ra. Đẩy nhanh tiến độ các công trình đầu tư trọng điểm đã và đang triển khai, nhất là các tuyến giao thông kết nối mang tính động lực, lan tỏa cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài, đường liên tuyến N8-787B-789, quy hoạch hệ thống hạ tầng, đô thị kết nối với tỉnh Bình Dương; lập đề án quy hoạch và đầu tư xây dựng Cảng hàng không Tây Ninh…/.

>>> Tây Ninh sắp xếp và định hướng không gian phát triển giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nguồn : Vietnamplus

Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

0927 19 29 29
0927 19 29 29

Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email:

Chia sẻ bải viết:

BÀI VIẾT LIÊN QUAN