Với nỗ lực không ngừng nghỉ, tỉnh Tây Ninh quyết tâm sẽ định hình và khẳng định thương hiệu du lịch trên bản đồ du lịch Việt Nam. Kinh phí để làm kế hoạch quảng bá điểm đến du lịch Tây Ninh giai đoạn 2023 – 2025 là 7 tỉ đồng.
Cụ thể, UBND tỉnh Tây Ninh chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng bộ nhận diện thương hiệu hình ảnh địa phương với 4 điểm tham quan trọng điểm và 13 điểm lan tỏa.
Kế hoạch định hướng phát triển, kết nối đồng bộ loạt điểm đến hấp dẫn ở Tây Ninh bao gồm: Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh núi Bà Đen, Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh, hồ Dầu Tiếng và di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
Để xây dựng bộ nhận diện này, các đơn vị liên quan sẽ chọn lọc, nâng tầm chất lượng, phát triển và tập trung quảng bá 10 lễ hội như: Hội xuân núi Bà Đen, Lễ hội Dol – Ta, Lễ hội Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng…
Năm 2022, sau khi dịch COVID-19 cơ bản được kiểm soát, Tây Ninh thu hút hơn 4,5 triệu lượt khách tham quan, tăng 200,3% so với năm 2021. Tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh đạt gần 1,5 ngàn tỉ đồng, tăng 140,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó lượng khách du lịch tham quan núi Bà Đen đã gần 4,3 triệu lượt.
Kết quả đạt được nhờ vào sự phấn đấu không ngừng của các cấp lãnh đạo trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch được triển khai dưới nhiều hình thức cả truyền thống lẫn hiện đại.
Tuy nhiên, du lịch Tây Ninh vẫn còn gặp một vài hạn chế như: chỉ tiêu khách du lịch quốc tế còn thấp so với dự báo và tiềm năng phát triển, sản phẩm du lịch đơn điệu, chất lượng chưa cao…
Do đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung phát triển, quảng bá điểm đến du lịch Tây Ninh trong giai đoạn 2023-2025.
Kinh phí để làm kế hoạch quảng bá du lịch tỉnh Tây Ninh là 7 tỉ đồng từ nguồn ngân sách địa phương. Trong đó, kinh phí thuê phần mềm cổng thông tin du lịch tỉnh Tây Ninh là gần 4,7 tỉ.
UBND tỉnh cho rằng cần xác định các điểm tham quan trọng điểm, hệ thống danh mục các lễ hội đặc trưng, tiêu biểu… Từ đây sẽ định hình và khẳng định thương hiệu du lịch Tây Ninh trên bản đồ du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, các đơn vị liên quan cần đẩy mạnh, ưu tiên ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý để du khách tiếp cận, trải nghiệm nhiều dịch vụ du lịch một cách thuận tiện hơn.
Đồng thời, du lịch Tây Ninh sẽ được ứng dụng loạt công nghệ số trong công tác truyền thông. Cổng thông tin du lịch Tây Ninh sẽ được tích hợp bản đồ số du lịch thông minh của địa phương. Bản đồ sẽ mô tả chi tiết, giới thiệu thông tin về các điểm tham quan theo hình thức thực tế ảo.
Đặc biệt hơn, Tây Ninh sẽ xây dựng hệ thống chatbot nhằm hỗ trợ thông tin du lịch. Chatbot sẽ đưa ra gợi ý dành riêng cho du khách thông qua việc hỏi và phân tích câu trả lời về nhiều vấn đề như: điểm đến, gợi ý giá phòng khách sạn, đề xuất các hoạt động thú vị để trải nghiệm, hỗ trợ đổi vé máy bay…
>>> Tây Ninh: Diện tích đất ở tối thiểu sau tách thửa là 45m2
Nguồn : Tuổi trẻ
Mọi thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Để xem thêm dự án vui lòng gửi yêu cầu về Email: