TIN TỨC SỰ KIỆN & HOẠT ĐỘNG
CỦA KIM ANH HOLDINGS
CHUYÊN MỤC
Tìm hiểu ngay
TIN TỨC TỪ DỰ ÁN CẬP NHẬT TIẾN ĐỘ THI CÔNG
CHUYÊN MỤC
Tìm hiểu ngay
CHUYỂN ĐỘNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TRONG 24H
TIN TỨC THỊ TRƯỜNG
Tìm hiểu ngay
Tượng Phật bà bằng đồng cao nhất châu Á ở Tây Ninh nhìn về hướng hồ nước nào ví như biển Nam Hải?
Kim Anh Holdings
364lượt xem
Đã có lần tôi băn khoăn tự hỏi: Pho tượng Quán thế âm Bồ tát Tây Bổ Đà sơn cao 72 mét, đúc đồng trên đỉnh núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) nhìn về đâu thế nhỉ? Rồi tôi cũng hiểu ra Bà hướng mặt phía lòng hồ Dầu Tiếng.
Không một tì vết nào, con đường mịn êm như người ta căng tấm lụa ra phơi. Hai bên là 2 triền cỏ lau xao xác trong ngọn gió mùa Đông Bắc.
Từ cột cây số bên đường, thấy từ núi đến hồ chỉ 11km. Đường lại vắng, xe thoải mái nhấn ga, nên chỉ ít phút sau đã tới lòng hồ.
Tượng Phật bà Tây Bổ Đà sơn-tượng Phật bà bằng đồng cao nhất châu Á trên núi Bà Đen (Tây Ninh) hướng về hồ Dầu Tiếng-hồ nước ngọt lớn nhất tỉnh Tây Ninh.
Đã có lần tôi băn khoăn tự hỏi: Pho tượng Quán thế âm Bồ tát Tây Bổ đà sơn cao 72 mét, đúc đồng trên đỉnh núi Bà nhìn về đâu thế nhỉ?
Rồi tôi cũng hiểu ra Bà hướng mặt phía lòng hồ Dầu Tiếng. Hồ rộng 27.000 ha, nên từ đâu trên bờ nhìn ra cũng thấy bao la như biển. Trên đất Tây Ninh, hồ có thể tượng trưng cho biển Nam Hải, nơi Bà ngự trị phía trời xa.
Đến nay, nhờ có con đường ĐT 790 mới mở, tôi đã có thể đi theo hướng nhìn của Phật Bà Quan âm, suốt từ chân núi Bà Đen ra tới Lòng Hồ.
Vâng! Đấy là con đường từ đường Bời Lời rẽ phải sang sườn phía Đông của núi. Tới nơi trước là ngã ba với đường Khedol- Suối Đá thì nay đã thành một ngã tư. Đi thẳng tới là phần đường mới làm, rộng 2 làn xe, láng lẩy thảm bê tông nhựa.
Không một tì vết nào, con đường mịn êm như người ta căng tấm lụa ra phơi. Hai bên là 2 triền cỏ lau xao xác trong ngọn gió mùa Đông Bắc. Từ cột cây số bên đường, thấy từ núi đến hồ chỉ 11km. Đường lại vắng, xe thoải mái nhấn ga, nên chỉ ít phút sau đã tới lòng hồ. Vượt qua con đê đắp đất của bờ đập phụ, đã thấy mênh mông mặt nước.
Đằng xa là dãy núi Cậu xanh mơ như một đàn rùa. Xanh mướt bên bờ là những vườn rau đậu. Theo bờ đê, tôi chạy lại bến Đá bờ hồ, thấy nước đã tràn lênh láng quanh hòn cù lao trước bến. Nơi này vào mùa cạn, thường có từng bầy trâu cả trăm con gặm cỏ nhởn nhơ. Giờ chỉ còn cô đơn một con phà, chắc đợi khách đi sang đảo suối Nhím.
Và một bên, ghe vỏ lãi nằm xếp lớp trên bờ cỏ xanh. Trời xanh, nước xanh và mây trắng. Sóng xô bờ đá cho thấy nước trong veo, xanh biếc. Không thể không nhớ đến những câu thơ: “Tôi nhìn lại, như con mắt trẻ thơ/ Tổ quốc tôi, chưa đẹp thế bao giờ!/ Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển/ Xanh trời, xanh của những giấc mơ…” (Tố Hữu- Vui thế hôm nay).
Quay trở lại con đường, để đối diện với ánh mắt của Phật bà Tây Bổ Đà Sơn. Thì miền đất của những ấp Phước Lợi, Phước Bình này quả là một thiên đường xanh; là vương quốc của mãng cầu, của những rẫy mì xanh hay vườn tre mạnh tông xanh bát ngát. Vườn mãng cầu nào cũng “xanh như ngọc bích” lại còn lung linh những tia nước phun xoay cong vút dáng cầu vồng.
Nhưng thú vị nhất, lại là những vườn hoa kiểng bà con nông dân chuẩn bị cho dịp tết. Năm nay, có nhiều vườn cây bông giấy Mỹ. Bông nở rực hồng tarên những cành cong điệu đà đưa đẩy bởi gió Đông.
Và, núi Bà lúc nào cũng sẫm xanh trước mặt, có lúc lương vương dải khói đốt đồng cũng trắng như mây. Du lịch cộng đồng? Là ở đây chứ còn đâu nữa! Vậy mới có hẳn một quán cà phê mang tên là Na Suối Đá cũng trưng đủ loại cỏ lạ hoa thơm đợi khách bên đường.
Mùa xuân ai đi viếng núi, cũng đừng quên nơi này, dưới tầm nhìn của Đức Quán thế âm Bồ tát Tây Bổ Đà Sơn.